Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

VIỆT BẮC - TỐ HỮU


phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
VIỆT BẮC  ( Tố Hữu )
1.      Hoàn cảnh sáng tác: KCCP
-Việt Bắc là căn cứ cách mạng, là đầu não cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng bào và thiên nhiên Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng, Chính Phủ và bộ đội trong suốt 15 năm gian khổ (1940-1954). “Việt Bắc” là địa danh gắn liền với những  chiến công hiển hách của dân tộc.
- Sau chiến thắng ĐBP (tháng 5/1954) , Hiệp định Giơ nevơ được ký kết (tháng 7/1954) hòa bình đã trở lại, miền Bắc được giải phóng.
- Tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân dịp này Tố Hữu sáng tác “VB” để ghi lại tình cảm lưu luyến, gắn bó giữa cán bộ và nhân dân VB, giữa miền ngược và miền xuôi. Đồng thời khẳng định tình cảm thuỷ chung của người cán bộ về xuôi với nhân dân Việt Bắc, với cuộc kháng chiến với Cách mạng.
 2. Vị trí đoạn trích:”VB “là một trong những đỉnh cao của thơ TH.Đây cũng là tác phẩm xuất sắc của VHVN thời kì KCCP. VB là một bài thơ dài.Đoạn trích trong SGK nằm ở đoạn mở đầu trong phần I của bài VB nói về những kỉ niệm kháng chiến.
3.Đặc điểm nghệ thuậtBài VB mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ TH
+ Kết cấu theo lối đối đáp
+ Về cấu tạo tứ thơ: Nhà thơ sáng tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ cảm xúc, dạt dào. Đó là cuộc chia tay đầy lưu luyến, có kẻ ở người đi.
+ Âm điệu ngọt ngào, êm ái, trở đi trở lại nhịp nhàng như lời ru, đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm.
+Thể thơ lục bát được vận dụng tài tình vừa tạo ra âm hưởng thống nhất vừa biến hóa đa dạng.Nhịp thơ, điệp cấu trúc, gieo vần, nhạc điệu khi nhanh,khi chậm, khi trầm lắngtha thiết nỗi nhớ ,khi hào hùng dồn dập…
+Những hình ảnh thơ dung dị quen thuộc, tiêu biểu cho cảnh vật và con người VB.
4. Chủ đề: Tố Hữu sáng tác “VB” để ghi lại tình cảm lưu luyến, gắn bó giữa cán bộ và nhân dân VB, giữa miền ngược và miền xuôi. Đồng thời khẳng định tình cảm thuỷ chung của người cán bộ về xuôi với nhân dân Việt Bắc, với cuộc kháng chiến với Cách mạng.
5.Giá trị nội dung.Việt Bắc là bản tổng kết bằng thơ về cuộc kháng chiến chống Pháp
 -VB là khúc hùng ca và cũng là bản tình ca về  truyền thống anh hùng, bất khuất, ân nghĩa, chung thủy của CM, của dân tộc ta.
-Việt Bắc “một bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên, con người, cuộc sống, lao động và chiến đấu của chiến khu VB trong suốt 15 năm.
- Đó là tiếng lòng của nhà thơ, của những người VN trong kháng chiến, của cả dân tộc đối với nhân dân, với kháng chiến, với CM, với Đảng và Bác Hồ.
- Việt Bắc khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn, tính cách con người VN luôn sống gắn bó, thủy chung, lạc quan cho dù trong những ngày gian khó hay hạnh phúc.    

HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
- K1:  4 câu đầu: Người ở lại nhắc lại kỉ niệm về tình quân dân trong mười lăm năm thiết tha  mặn nồng
-K2: 4 câu kế: Người ra đi bày tỏ cảm xúc bâng khuâng lưu luyến trong buổi chia tay Việt Bắc để về Hà Nội
- K3:12câu tiêp theo (Mình đi… Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?) : Người ở lại gợi nhắc những khó khăn , gian khổ trong cuộc kháng chiến đánh đuổi kẻ thù xâm lược là thựcdân Pháp
-K4: 10 câu tiếp theo (Ta với mình…suối Lê vơi đầy): Đáp lại lời Việt Bắc,người ra đi khẳng định tình cảm mặn mà, thủy chung không bao giờ quên nghĩa tình của đồng bào.
-K5: 12 câu tiếp theo (Ta đi ta nhớ những ngày…suối xa…): Người về xuôi miêu tả cụ thể nỗi nhớ những kỉ niệm chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống sinh hoạt ở chiến khu.
-K6: 10 câu tiếp theo (Ta về...thủy chung): Người về xuôi da diết nhớ cảnh và người Việt Bắc (Bức tranh tứbình)
-K7: 10 câu tiếp theo (Nhớ khi...Nhị Hà): Người cán bộ kháng chiến nhớ về những ngày  chiến dịch, quân và dân ta chiến đấu chống các trận càn quét của giặc ở chiến khu
-K8: 12 câu tiếp theo (Những đường ...núi Hồng): Người về xuôi nhớ về không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến ở Việt Bắc và niềm vui trước những chiến công liên tiếp của quân và dân ta.
-K9: Phần còn lại: Người về xuôi nhớ Bác Hồ và Chính phủ ở VB
 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
  1. Cảm nhận của anh chị về phong cách thơ Tố Hữu qua khổ thơ 3, 5, 6
  2. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn qua khổ 8,9 bài ”VB” của TH
  3. Phân tích khổ 1-2, 3-4 để thấy rõ ”VB là bản hùng ca về cuộc kháng chiến cũng là bản tình ca về nghĩa tình cách mạng”
-----------
                      ( Đề cương Ngữ văn 12-VTS, 2016-2017, trang 69-70)

NLVH- VĂN CẢM NHẬN- K1+2 "VIỆT BẮC"(TỐ HỮU)


phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận Khổ 1-2 bài Việt Bắc ( Tố Hữu)
Nhắc đến Tố Hữu,  ai cũng biết ông là một trong những nhà thơ trữ tình Cách Mạng hàng đầu của nền văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu là tiếng thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng và cuộc sống của quân dân ta trong kháng chiến. Bài “Việt Bắc” là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác thơ của Tố Hữu nói riêng, của thơ kháng chiến chống Pháp nói chung.Có thể nói, “Việt Bắc” là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca,thế hiện ân tình sâu nặng, thủy chung của nhà thơ đối với căn cứ địa Cách Mạng cả nước. Điều này càng được khắc họa rõ nét  ngay trong hai  khổ thơ đầu tiên của bài “VB”: 
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
...
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi 
Áo chàm đưa buổi phân li 
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Như chúng ta đã biết, trong bài “VB”, TH đã vận dụng lối nói đối đáp quen thuộc của cao dao dân ca để thể hiện nghĩa tình Cách mạng rộng lớn. Vào tháng 10/1954, khi Đảng và chính phủ giã từ chiến khu VB- nơi đã cưu mang đảng chính Phủ trong suốt 15 năm kháng chiến, TH đã xúc động làm bài thơ này để bày tỏ tình cảm gắn bó và lời hứa thủy chung son sắt. Nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là người cán bộ về xuôi và nhân dân Việt Bắc trong một buổi chia tay đầy lưu luyến.
           Mở đầu bài thơ là lời hỏi đầu tiên của người ở lại:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Trong câu thơ đầu, “mình” chính là những người cán bộ về xuôi, là Đảng, là Chính phủ, còn “ta” là người ở lại, là nhân dân Việt Bắc. Bên cạnh đó, Tố Hữu đã có cách sử dụng đại từ “mình-ta” sáng tạo vừa làm cho lời thơ mang giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết vừa thể hiện nghĩa tình Cách Mạng.Nhân dân Việt Bắc hỏi cán bộ về xuôi có nhớ đến nhân dân Việt Bắc hay không, có nhớ đển “mười lăm năm ấy” chúng ta dã từng gắn bó thiết tha mặn nồng hay không? Cụm từ “mười lăm năm ấy” gợi liên tưởng đến một khoảng thời gian dài (1940-1954). Và trong “mười lăm năm ấy”, đồng bào cũng như thiên nhiên Việt Bắc đã từng cưu mang Đảng, Chính phủ, Cán bộ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Từ láy “thiết tha” cùng với hình ảnh ẩn dụ cảm giác “mặn nồng” gợi nên một gắn bó sâu nặng, đầy nghĩa tình giữa Cán bộ với nhân dân Việt Bắc.Mặt khác, điệp từ “có nhớ” cùng với hai câu hỏi tu từ liên tiếp nhau chứng tỏ người ở lại quan tâm nhất đến “Cán bộ về xuôi có nhớ Việt Bắc hay không?”. Nhìn cây có nhớ đến núi (hoán dụ), nhớ đến cảnh vật thiên nhiên Việt Bắc hay không? Nhìn song có nhớ đến ngọn nguồn( ẩn dụ), nhớ đến cái nôi của kháng chiến hay không? Tác giả đã khéo léo sử dụng những hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ thông qua những hình ảnh quen thuộc, mang đặc trưng của núi rừng Việt Bắc. Qua bốn câu thơ đầu tiên, ta thấy tác giả đã nêu được điều mà nhân dân VB quan tâm nhất. Đó là khi về xuôi rồi, người cán bộ có nhớ, có còn thủy chung với VB, với nhân dân, với kháng chiến hay không? Lời hỏi của người ở lại cũng đã nêu được chủ đề của cả bài thơ, thể hiện khá rõ tình cảm gắn bó giữa  người ở lại và người ra đi .Tố Hữu sử dụng những hình ảnh quen thuộc, cách diễn đạt mang đậm tính dân tộc, thể thơ lục bát với cách ngắt nhịp chẵn kết hợp với lối tập Kiều “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” đã làm nên giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, phù hợp với việc bày tỏ tâm trạng của người đi, kẻ ở trong một buổi chia tay đầy lưu luyến.  Qua đoạn thơ, hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của Việt Bắc cũng hiện lên một cách chân thật và tự nhiên.
Nếu như ở khổ đầu là lời hỏi của nhân dân Việt Bắc dành cho Cán bộ thì đến với khổ hai lại là lời bày tỏ tâm trạng của người Cán bộ trong buổi chia tay bâng khuâng, lưu luyến:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi 
Áo chàm đưa buổi phân li 
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
         Cuộc chia tay diễn ra ở “bên cồn”, đây là một hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc. Trong buổi chia tay đầy lưu luyến đó, người đi-kẻ ở đều có những nỗi nhớ riêng. Nỗi nhớ của người ở lại được bộc lộ khá rõ qua cụm từ :“tiếng ai tha thiết”.  “Tiếng ai” chính là tiếng của nhân dân Việt Bắc vừa mới cất lời hỏi người ra đi. Tác giả đã sử dụng đại từ “ai” nghe  rất đỗi ngọt ngào và mang tính dân tộc. Từ láy “tha thiết” vừa miêu tả giọng điệu thiết tha, vừa thể hiện tình cảm châm thành của người ở lại.  Tâm trạng của người ra đi được miêu tả qua từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi cho người đọc cảm nhận được sự lưu luyến, nhớ nhung, một cảm giác vui buồn khó tả trong buổi chia tay. Nhớ vì đã cùng chung sống mười lăm năm, lưu luyến vì có biết bao nhiêu là kỉ niệm, buồn vì  sắp phải xa nhau. Vui vì chiến thắng, cuộc kháng chiến chống Pháp đã thành công dù phải trải qua biết bao gian khổ cực nhọc nhưng nay mơ ước đã thành hiện thực. Nhưng cũng lo lắng liệu xa nhau có nhớ nhau không? Tình cảm có gắn bó như xưa hay không? Tâm trạng  lưu luyến, bịn rịn  của người di, kẻ ở còn được thể hiện qua hành động “cầm tay nhau”. Với biết bao tâm trạng nhưng người ra đi không biết nói gì ngoài việc cầm tay nhau . “Cầm tay” là hành động yêu thương, gắn bó nghĩa tình với Việt Bắc, tình cảm lưu luyến, bịn rịn không nỡ rời xa. “Cầm tay nhau” còn thể hiện tinh thần đoàn kết,  là lời hứa sẽ thủy chung son sắt, xa nhau sẽ nhớ về nhau. Lời đáp của người ra đi không chỉ bộc lộ tâm trạng mà còn trả lời vấn đề mà người ở lại đã đặt ra ở khố thơ đầu tiên. Tố Hữu có cách dùng từ ngữ, hình ảnh mang đậm sắc dân tộc , giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, ngắt nhịp đều đặn. Qua lời đáp, ta thấy được tính cách của người đi- sống tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với nhau.  Thấp thoáng trong lời đối đáp là hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc đặc trưng với núi non, với cồn ven song. Qua đó, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với nét phóng khoáng, hoang sơ và chân thật.

                  Đoạn thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhở tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian thông qua những hình ảnh quen thuộc, gần gũi  với cuộc sống và con người ở chiến khu VB. Đoạn thơ trên cũng mang đậm dấu ấn phong cách thơ TH, từ nội dung đến nghệ thuật đều mang đậm tính dân tộc, giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết, có tính chính trị, trữ tình.

     Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. 
-----------------------------------------
                                         ( Đề cương Ngữ văn 12-VTS, 2016-2017, trang 43,44)

VĂN BẢN HƯỚNG DẪN VỀ CUỘC THI "DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM 2017"

VB Bộ giáo dục
VB của SGD HCM
----------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Số: 3182/GDĐT-GDTrH
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2016
 Về Hướng dẫn tham gia Cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning năm học 2016 - 2017
 Kính gửi:
 - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện;
- Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông;
 - Giám đốc các Trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Thực hiện Công văn số 1878/QĐ-BGDĐT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục Sở GDĐT hướng dẫn tổ chức và tham gia cuộc thi như sau:
1. Mục đích cuộc thi - Đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học, góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
 - Xây dựng bộ Dư địa chí Việt Nam, tiếp nối kết quả của cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning chủ đề “Dư địa chí Việt Nam” năm 2015.
- Xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER: Open Education Resource) phục vụ dạy, học trong và ngoài nhà trường, phục vụ mục đích học tập suốt đời, học qua mạng, đào tạo từ xa qua mạng.
- Tôn vinh trí tuệ, đóng góp của các giáo viên tham gia cuộc thi.
2. Nội dung và đối tượng dự thi Nội dung: Bài giảng e-Learning với chủ đề Dư địa chí Việt Nam và các môn học ở bậc mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Đối tượng dự thi: Giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Không quá 03 thành viên tham gia một bài dự thi (sau đây gọi chung là tác giả), tác giả tham dự thi là tự nguyện và tự giác chấp hành thể lệ của cuộc thi.
3. Yêu cầu đối với bài dự thi
a) Bám sát nội dung của cuộc thi.
 b) Cấu trúc bài dự thi phải rõ ràng, gồm 3 phần
- Phần đầu: Trang bìa của bài dự thi phải đầy đủ các thông tin theo mẫu sau:
2 Mục tin Ví dụ về trang bìa bài dự thi Thông tin cuộc thi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 --------- Tiêu đề bài dự thi Đường Trường Sơn Chủ đề: Du địa chí Việt Nam hoặc Môn…./Lớp…. Thông tin tác giả: Giáo viên: Nguyễn Văn A, Lê Mai B E-mail Email: nguyenvana@...edu.vn Điện thoại liên lạc: Điện thoại di động: 0912345678 Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An Xã/Phường, Huyện/Quận,Thành phố Số 123 Đường Chu Văn An, Phường …, Quận…, Thành phố Hồ Chí Minh Giấp phép bài dự thi: CC-BY hoặc CC-BY-SA Tháng/Năm: Tháng 11/2016
- Phần nội dung: trình bày theo kịch bản giảng dạy của tác giả.
- Phần cuối: Trang thông tin về tài liệu tham khảo, cần ghi rõ nguồn gốc của thông tin tham khảo sự dụng trong bài dự thi. Tài liệu tham khảo không vi phạm bản quyền (được cấp phép sử dụng theo giấy phép phù hợp).
 c) Phạm vi nội dung bài dự thi: Phải hoàn chỉnh một nội dung cụ thể (tối thiểu là 1 tiết học trong chương trình giáo dục phổ thông, dư địa chí đảm bảo giới thiệu đầy đủ về một nội dung).
 d) Bài dự thi phải được xuất bản dưới dạng web, bài giảng có thể đọc được trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động (chuẩn HTML5). Tham khảo danh sách phần mềm có thể sử dụng có trong Phụ lục 1 kèm theo (chú ý tìm phiên bản mới nhất của phần mềm đáp ứng chuẩn HTML5).
e) Tác giả dự thi được ghi công theo giấy phép tài liệu mà tác giả đã lựa chọn cho bài dự thi (tham khảo Phụ lục II); Tác giả cũng đồng ý rằng việc khai thác, sử dụng và chia sẻ bài dự thi thuộc quyền của Ban Tổ chức; bài dự thi khi nộp sẽ không được rút lại.
 4. Nộp bài dự thi:
a) Mỗi bài dự thi nộp cho Ban Tổ chức bắt buộc phải gồm:
- Thư mục chứa bài dự thi đã xuất bản dưới dạng web (BAIDUTHI).
 - Tệp nguồn thiết kế và các tư liệu để làm bài dự thi (TEPNGUON). - Thuyết minh bài dư thi (dạng tệp văn bản) (THUYETMINH).
 b) Bài dự thi được đóng gói cẩn thận và được lưu trên đỉa CD/USB/ Ổ cứng hay bất kỳ thiết bị lưu trữ nào.
 c) Tổ chức và nộp bài dự thi: - Trưởng phòng GDĐT Quận, Huyện và Hiệu trưởng các trường THCS, THPT, Giám đốc các TTGDTX phát động cuộc thi tới toàn thể giáo viên trong đơn vị.
3 - Hiệu trưởng các trường THCS tiếp nhận hồ sơ dự thi của giáo viên trong trường và gửi về Phòng GD&ĐT trước ngày 20/11/2016. Trưởng phòng GDĐT có kế hoạch tiếp nhận các hồ sơ dự thi của các trường THCS trong Quận, Huyện, tuyển chọn, thống kê và gửi các hồ sơ dự thi về Sở GD&ĐT trước ngày 30/11/2016.
+ Hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc các TTGDTX tiếp nhận hồ sơ dự thi của giáo viên trong đơn vị, tuyển chọn, thống kê và gửi các hồ sơ dự thi về Sở GDĐT trước ngày 30/11/2016.
- Địa điểm nộp bài dự thi: Phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sở GDĐT sẽ tổ chức chấm sơ khảo để lựa chọn các hồ sơ dự thi có chất lượng tốt đại diện cho Thành phố Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi và thông báo kết quả sơ khảo đến các đơn vị.
5. Giải thưởng Giải thưởng của Ban Tổ chức cấp Quốc gia:
a) Chủ đề Dư địa chí Việt Nam gồm cơ cấu giải thưởng như sau: TT Giải thưởng Số lượng Mức thưởng (VNĐ) Ghi chú 1 Giải đặc biệt 1 30.000.000 Tặng Bằng khen của Bộ trưởng 2 Giải nhất 3 15.000.000 Tặng Bằng khen của Bộ trưởng 3 Giải nhì 10 10.000.000 Tặng Bằng khen của Bộ trưởng 4 Giải ba 20 7.000.000 Giấy khen của Ban Tổ chức 5 Giải khuyến khích 30 5.000.000 Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức 6 Quà lưu niệm 100 350.000 Cho những bài dự thi được vào vòng chấm chung khảo nhưng không đạt giải
 b) Chủ đề các môn học của các cấp học trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên gồm cơ cấu giải thưởng như sau: TT Giải thưởng Số lượng Mức thưởng (VNĐ) Ghi chú 1 Giải đặc biệt 1 30.000.000 Tặng Bằng khen của Bộ trưởng 2 Giải nhất 10 15.000.000 Tặng Bằng khen của Bộ trưởng 3 Giải nhì 15 10.000.000 Tặng Bằng khen của Bộ trưởng 4 Giải ba 30 7.000.000 Giấy khen của Ban Tổ chức 5 Giải khuyến khích 50 5.000.000 Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức 6 Quà lưu niệm 200 350.000 Cho những bài dự thi được vào vòng chấm chung khảo nhưng không đạt giải 4
c) Giải thưởng có thể là tiền mặt hoặc hiện vật có giá trị tương đương. Cơ cấu giải thưởng trên có thể thay đổi dựa theo kết quả và chất lượng của bài dự thi. Ban Tổ chức cũng có thể huy động thêm giải thưởng khi cần.
d) Để nhận giải Nhất của cuộc thi theo chủ đề môn học, ngoài bài dự thi đạt giải Nhất cần có thêm tối thiểu 01 bài dự thi khác cùng chủ đề đạt chất lượng tương đương giải Ba trở lên.
e) Để nhận giải Nhì của cuộc thi theo chủ đề các môn học, ngoài bài dự thi đạt giải Nhì cần có thêm tối thiểu 01 bài dự thi khác cùng chủ đề đạt chất lượng tương đương giải Khuyến khích trở lên.
f) Với tác giả có nhiều bài dự thi đạt giải thì bài đạt giải cao nhất sẽ được chọn trao giải. 6. Quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại và giải đáp thắc mắc Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo quy định trong Điều lệ của Ban Tổ Chức cuộc thi. Tất cả thông báo của Ban Tổ chức cuộc thi được đăng tải trên website của Cục Công nghệ thông tin tại địa chỉ http://e-ict.gov.vn.
Nhận được công văn này, Sở GDĐT đề nghị Trưởng phòng GDĐT các quận, huyện; Hiệu trưởng các trường THCS, THPT và Giám đốc các TTGDTX khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ ông Hồ Tấn Minh – chuyên viên phòng Giáo dục Trung học, điẹn thoại 0909.88.12.83, mail htminh.sgddt@tphcm.gov.vn để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận: - Như trên; - Giám Đốc (để báo cáo); - Công đoàn Giáo dục Thành phố; - Lưu VP, GDTrH, GDTX.
KT.GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC ( đã ký) Nguyễn Văn Hiếu

Vài nét về Tổ Ngữ văn VTS


Thực hiện Kế hoạch năm học của Tổ chuyên môn, Tháng 9 và 10/2016, các GV hướng dẫn HS thực hiện theo các chủ đề dạy học cụ thể như sau: 
HS 3 khối 10-11-12 thực hiện bài làm ở nhà. Cụ thể như sau:
Đây là nợi sinh hoạt tổ chuyên môn Ngữ Văn qua blog từ năm học 2016-2017
Các HS tham gia kỳ thi 2016 cần phải biết và làm theo thì sẽ có điểm cao!!!
Thời gian làm bài 180 phút.
Cấu trúc đề tương tự đề minh hoạ và đề thi ĐH 3 năm gần đây
Các em chú ý: Thời gian làm bài
K12 là 120 phút
Khối 10 và 11 chỉ có 90 phút
Cấu trúc, ma trận đề và thống nhất chấm theo định hướng phát triển năng lực người học như hướng dẫn của BGD năm 2015.
Đề và HDC (đính kèm)

Tổ Ngữ văn kết hợp với tổ Tin học cùng hướng dẫn HS lớp 10 học Văn Thuyết minh. ( Bài viết số 5)
Các em HS chú ý về thời gian làm bài và các hướng dẫn chi tiết của từng khối
- K12: 120 phút
-K10-11: 90 phút
Hướng dẫn chấm Ngữ Văn 12

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 8/1945-HẾT TK XX

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8/1945 ĐẾN HẾT TK XX
I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8 1945 -1975
1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
-           Đường lối lãnh đạo của Đảng CS đã góp phần tạo nên nền VH thống nhất về khuynh hướng tư tưởng và tạo ra thế hệ “Nhà văn-Chiến sỹ”. Hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, cuộc sống xây dựng CNXH ở MB tác động sâu sắc đến đời sống vật chất tinh thần và văn học nghệ thuật.
-           Điều kiện giao lưu với nước ngoài còn hạn chế
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a/ Chặng đường từ năm 1945-1954: Đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập tự do. VH tập trung ca ngợi Tổ Quốc và quần chúng CM, phản ảnh không khí vui sướng của nhân dân khi đất nước giành được độc lập.( Vui bất tận-Tố Hữu; Ngọn quốc kỳ-Xuân Diệu…). Các nhà văn chiến sĩ  gắn bó và phản ảnh chân thực cuộc KCCP, khám phá sức mạnh,  phẩm chất cao đẹp của nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin vào tương lai tất thắng
+ Truyện - kí : mở đầu cho văn xuôi kháng chiến. Ví dụ: “Đôi mắt”(Nam Cao), “Xung kích” (Nguyễn Đình Thi), “Làng”(Kim Lân), “Truyện Tây Bắc”(Tô Hoài)…
+ Thơ ca : Ca ngợi cuộc kháng chiến và con người VN, bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, chứa chan chất trữ tình và có tính chân thực với nhiều xu hướng khác nhau.Tiêu biểu là: “Việt Bắc”-Tố Hữu;“Đất nước”-Nguyễn Đình Thi;“Tây Tiến”-Quang Dũng…
+ Kịch: phản ảnh hiện thực CM và KC ( Bắc Sơn-Nguyễn Huy Tưởng….)
b . Chặng đường từ năm 1955 – 1964: Miền Bắc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước. VH phản ảnh hình ảnh người lao động, ca ngợi sự đổi thay của đất nước, bày tỏ tình cảm sâu nặng với Miền Nam bằng cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng
+ Văn xuôi phát triển mạnh, mở rộng nhiều đề tài : ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất và những hi sinh gian khổ của con người trong chiến tranh (“Đất nước đứng lên”-Nguyên Ngọc), đề tài cuộc sống trước CMT8 với tầm nhìn và sức khái quát mới (“Vợ nhặt”- Kim Lân).Nhiều tác phẩm viết về sự đổi đời của con người, có giá trị nhân văn sâu sắc (“Mùa lạc”-Nguyễn Khải)...
+ Thơ ca phát triển mạnh mẽ, ca ngợi con người mới, cuộc sống mới, sự hồi sinh của đất nước và nỗi đau chia cắt 2 miền Nam-Bắc…(“Gió lộng” - Tố Hữu, “Riêng chung” - Xuân Diệu, “Ánh sáng và phù sa” - Chế Lan Viên)…
+ Kịch nói phát triển đáng kể (“Một Đảng viên”-Học Phi, “Chị Nhàn”-Đào Hồng Cẩm)…
 c . Chặng đường 1965 – 1975: Viết về cuộc KCCM, ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng CM.
+ Văn xuôi : phản ảnh cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc, ca ngợi con người Việt Nam anh dũng, kiên cường. Nhiều tác phẩm giàu chất lý tưởng, chất hiện thực, mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ( “Rừng Xà-nu” – Nguyễn Trung Thành; “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi; “Sống như Anh”-Trần Đình Vân, “Hòn đất”-Anh Đức, “Mảnh trăng cuối rừng”-Nguyễn Minh Châu)…
+ Thơ ca : khám phá sức mạnh của con người Việt Nam , nhận thức và đề cao sứ mệnh lịch sử. Thơ có khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất hiện thực, có sức khái quát, suy tưởng, chính luận (“Ra trận” và “Máu và hoa”-Tố Hữu, “Dáng đứng Việt Nam”-Lê Anh Xuân.”Mặt đường khát vọng-Nguyễn Khoa Điềm…).
+ Kịch: “Đại đội trưởng của tôi”-Đào Hồng Cẩm…
+ Lý luận phê bình VH: xuất hiện nhiều tác giả như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…
Nhận xét thành tựu  VH 1945-1975 :
Vị trí: VHVN 1945-1975 đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân, là tiếng kèn xung trận, xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong  chống đế quốc.
Nội dung: VHVN 1945-1975 nêu cao truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, ca ngợi nhân dân anh hùng, tạo được nền văn học chiến đấu có sức cổ vũ lớn lao. Đồng thời VH giai đoạn này cũng nêu cao truyền thống nhân đạo, hướng về nhân dân lao động, phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động với nhiều phẩm chất tốt đẹp mới.
Nghệ thuật: Các thể loại thơ, truyện, tùy bút, phê bình văn học, kịch…. phát triển tương đối toàn diện. Thơ trữ tình và truyện ngắn đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật hơn cả.Ở thể loại nào cũng có những tác phẩm rất hay.
Hạn chế:
-Nhiều tác phẩm thể hiện con người và cuộc sống đơn giản, phiến diện, công thức.
-Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ.
d. Văn học vùng  địch tạm chiếm
- Có nhiều xu hướng văn học tiêu cực, phản động, đồi truỵ nhưng cũng có xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và Cách Mạng nhằm phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc, cổ vũ nhân dân xuống đường đấu tranh…
- Một số tác phẩm có nội dung lành mạnh viết về hiện thực và đời sống văn hoá, phong tục có giá trị nghệ thuật cao như “ Hương rừng Cà Mau”-Sơn Nam, “ Thương nhớ mười hai”-Vũ Bằng…       
3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN của VHVN 1945-1975
a. Văn học VN 1945-1975 chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
- Vì dân tộc ta phải kháng chiến chống Pháp, Mỹ lại vừa xây dựng XHCN. Do đó, “ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận”, nhà văn là chiến sỹ, tác phẩm là vũ khí chiến đấu.
- Nền văn học theo sát nhiệm vụ của đất nước: bảo vệ đất nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng CNXH
b. Nền văn học hướng về đại chúng
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ảnh và đối tượng phục vụ của văn học . Nhà văn dùng ngôn ngữ của nhân dân, tìm nguồn cảm hứng sáng tác từ nhân dân, hình thành quan niệm “Đất nước của Nhân dân”
- Quan tâm đến đời sống của người lao động nghèo, bị áp bức trong xã hội cũ ;đúc kết, miêu tả được nhiều giá trị cao đẹp của nhân dân lao động với tính nhân dân và nội dung nhân đạo mới.
c. Nền VH chủ yếu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
* Khuynh hướng sử thi:  Phản ảnh những vấn đề cơ bản, có ý nghĩa sống còn của đất nước, những sự kiện có ý nghĩa lich sử, nêu cao chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng
- Đề tài đề cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc (kháng chiến chống Pháp, Mỹ, xây dựng XHCN…).
- Nhân vật  tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó với số phận đất nước, có những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc (yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh vì đất nước…), được khám phá chủ yếu trên phương diện trách nhiệm, nghĩa vụ công dân.
- Giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng. VHVN có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.
* Cảm hứng lãng mạn:
- Dù cuộc kháng chiến có khó khăn và hy sinh nhưng lòng vẫn tràn đầy mơ ước hướng tới tương lai.
- Nhiều tác phẩm ca ngợi chiến thắng, ca ngợi con người Việt Nam, đề cao lý tưởng, luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới
  Do đó VHVN giai đoạn này  góp phần nâng đỡ con người vượt qua thử thách, hướng tới ngày chiến thắng.
II. VHVN TỪ 1975 ĐẾN HẾT TK XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
- Đất nước thống nhất, đối diện với những thử thách mới
- Từ 1986  diễn ra công cuộc đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường.
- Có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền VH trên thế giới
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
- Thơ không tạo được sự hấp dẫn như trước, thể loại trường ca nở rộ “Những người đi tới biển”-Thanh Thảo, “Đường tới thành phố”-Hữu Thỉnh… Những tập thơ được chú ý:”Tự hát”-Xuân Quỳnh, “Sự mất ngủ của lửa”- Nguyễn Quang Thiều…
- Văn xuôi khởi sắc hơn Thơ: có sự đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống , VD: “ Đứng trước biển”-Nguyễn Mạnh Tuấn,“Cha và con và…” -Nguyễn Khải, “Mùa lá rụng trong vườn”-Ma Văn Kháng, “Bến quê”,Chiếc thuyền ngoài xa”-Nguyễn Minh Châu…
- Ký cũng phát triển : “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”-Hoàng Phủ Ngọc Tường…
- Kịch phát triển mạnh mẽ, gây dược tiếng vang như “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”-Lưu Quang Vũ…
3. Đặc điểm VHVN sau 1975
- VHVN sau 1975 vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
- VHVN sau 1975 có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật, đa dạng về đề tài, chủ đề, phong phú mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận con người và hiện thực.
- VH có tính hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
----------------------------